Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Huế mùa hoa gạo

Cây hoa gạo tại khu vực cầu Dã Viên nở rộ. Khu vực này hiện có bốn cây hoa gạo đỏ, do Trung tâm công viên cây xanh Huế chăm sóc. “Hoa gạo thường nở vào tháng 3, nhưng năm nay phiên dịch do ảnh hưởng thời tiết nên nở sớm”, nhiếp ảnh gia Kelvin Long (Huế), tác giả bộ ảnh, cho biết.

Cây hoa gạo bên vọng lâu nhìn từ cầu Dã Viên - nối liền đường Lê Duẩn với Bùi Thị Xuân.

Tán cây hoa gạo tô điểm cho vẻ đẹp công trình Quan Tượng Đài. Đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại của Việt Nam được xây dựng từ triều Nguyễn, thuộc phường Thuận Hòa, TP Huế. Công trình gồm phần nền đài và kiến trúc bên trên có tên là đình Bát Phong (ảnh) với 8 cạnh, 2 tầng mái, được chống đỡ bằng 12 cột gỗ.

Sắc đỏ hoa gạo tại khuôn viên Cung An Định, công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, nằm bên bờ sông An Cựu.

Mùa hoa gạo nở cũng là lúc du khách và các gia đình đến check-in, chụp ảnh.

Ngoài Huế, cây hoa gạo được trồng nhiều ở công viên, đường phố, vỉa hè, làng quê hay những công trình tâm linh như đền, chùa tại các địa phương như Quảng Ngãi, Hà Nội, Sơn La, Hà Giang.

Hoa gạo nở có 5 cánh, mùa hoa kéo dài gần một tháng và rụng dần trước khi cây ra lá non. Loài hoa này được biết đến với nhiều tên gọi khác như mộc miên, pơ lang.

Thân cây gạo cao hơn 10 m, trên thân có nhiều gai.

Những bông hoa gạo đầu mùa rụng xuống trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế ở đường Hùng Vương.

Tán hoa gạo nở từng chùm đỏ tươi trên nền trời xanh. Những cành hoa gạo mùa này còn thu hút các loài chim đến hút mật.

Huỳnh Phương

Ảnh: Kelvin Long

Con trai 10 tuổi không muốn sống cùng tôi nữa

Sau ly hôn phải nhờ người tác động mạnh thì anh mới để yên cho tôi nuôi hai con. Các con là niềm vui và động lực sống cho tôi suốt thời gian khó khăn vừa qua. Tôi làm chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ, đời sống của mẹ con tôi khá tốt. Tôi có nhiều thời gian bên con, chăm lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ, chuyện học hành của con tôi cũng theo sát, đôi lúc có phần khắt khe.

Về chồng cũ, trước đây anh làm ăn xa nên chuyện nhà cửa, con cái, công việc buôn bán đều mình tôi trông nom, sau khi thất bại anh về ở hẳn nhà, mọi chuyện vẫn do tôi gánh vác. Anh sống ỷ lại vào tài sản của gia đình nên có phần dạy con tự mãn mà không có sự cố gắng. Từ khi ly hôn, mỗi cuối tuần tôi đều tạo điều kiện cho các con được gặp ba. Anh rất thương con, đưa đón con đều đặn vào cuối tuần. Chúng tôi chia tay gần một năm rồi. Tuần vừa qua bọn trẻ được nghỉ học, thấy con buồn nên tôi chủ động soạn đồ cho con đi theo ba một vài ngày. Lúc đầu bé lớn khóc không muốn đi, tôi động viên các con đi đi, khi nào muốn về thì nói ba đưa về. Chồng cũ đã thuê nhà sống với người khác nên đưa các con về nhà nội, bà nội sống chung với gia đình chú út và một bé trai con của người chị thứ hai cũng có hoàn cảnh giống tôi.

Tôi được biết các con về sống rất vui vẻ thoải mái, được xem tivi và chơi game suốt. Ba ngày sau tôi có ý định đón con về, bé nhỏ thì bình thường, bé lớn khóc và không muốn về. Tôi nén nỗi nhớ con để các bé ở chơi thêm vì có thông báo được nghỉ thêm tuần nữa. Đến nay đã một tuần, chồng cũ nói bé lớn không muốn về, muốn sống với nội. Tôi gọi điện thoại tâm sự với con trai lớn và bé cũng xác nhận như vậy, con muốn ở với nội rồi đi học và chỉ về với mẹ cuối tuần. Tôi nghe lòng mình chới với, bao nhiêu hy vọng và niềm tin trong cuộc sống tắt lịm. Trước giờ tôi chỉ sống vì chồng con, không phiên dịch tụ tập bạn bè, không giao tiếp nhiều bên ngoài xã hội. Nay đã ly dị chồng, đứa con tôi thương yêu chăm sóc 10 năm nay lại nói những điều này làm tôi như chết lặng.

Chồng cũ muốn nuôi bé lớn và anh quyết tâm lắm, muốn con năm sau lên thành phố học và định hướng cho con đi học nước ngoài. Tôi cũng muốn tốt cho con, dự định khi con xong lớp 9 sẽ theo hướng của anh, giờ thì không. Hiện tại con vẫn nhỏ, hai anh em luôn yêu thương nhau, nếu mỗi người một nơi chắc bé nhỏ sẽ buồn lắm. Bé lớn học giỏi nhưng rất ham chơi, nếu không nghiêm khắc bé sẽ không có ý thức học, chỉ lo chơi thôi. Chồng cũ tôi chỉ sống cho bản thân, ít khi quan tâm con cái, lối sống không lành mạnh, tôi rất sợ ảnh hưởng đến nhận thức của con sau này.

Lòng tôi rối bời, có phải vì quá khắt khe với con nên khi sống trong môi trường thoải mái hơn con lại muốn xa mẹ? Lúc tôi muốn giành con tới cùng, lúc lại muốn giao luôn cả bé nhỏ cho con có anh có em. Tôi thực sự không biết mình phải sống như thế nào nữa. Mọi người có ai như hoàn cảnh của tôi không, làm ơn cho tôi lời khuyên.

Ngọc

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Chống dịch ở khu phố đông người nước ngoài

Thành phố Suwon quê hương ông cách tâm dịch Deagu gần hai giờ tàu tốc hành. Căn hộ và nhà hàng của Kim đều nằm trong khu đô thị Mễ Trì, Nam Từ Liêm - quận có gần 9.300 người Hàn Quốc đang làm việc và sinh sống. Phố Đỗ Đình Thiện và Trần Văn Lai song song nhau dài khoảng một km, còn được gọi là "phố Hàn Quốc" khi có đến hơn 30 nhà hàng, quán cà phê phong cách xứ kim chi.

Gia đình bốn người gồm vợ chồng Kim và hai con hủy các chuyến thăm bạn bè cuối tuần. Người đàn ông 50 tuổi hạn chế tham gia các hoạt động hội nhóm đồng hương. Kim đã ở Việt Nam bốn năm và hai năm qua chưa từng về Hàn Quốc. Khi nghe tin quê nhà bùng nổ dịch bệnh với tốc độ chóng mặt, Kim gọi điện cho người thân, bạn bè mỗi ngày để hỏi thăm tin tức. May mắn là trong số họ chưa ai dính nCoV.

Ở bên này, Kim cũng tự trang bị cho gia đình khẩu trang khi đi ra đường, rửa tay ngay mỗi lúc về nhà. Chung cư ông đang sống để sẵn chai dung dịch, nhắc nhở cư dân sát khuẩn trước khi lên căn hộ. Trong thang máy, bảng nút ấn các tầng được dán màng bọc, chi chít tờ thông báo bằng tiếng Hàn lẫn tiếng Anh. Mỗi lần bước vào thang máy, Kim đọc được sự nghi ngại qua ánh mắt của những người đi chung. Ông kéo cao khẩu trang, nhanh chóng rời đi khi thang mở ra. "Đó là những điều ngoài mong muốn", ông nói.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Cách ông chủ Kim gần 3 km, ông Nguyễn Quang Khánh, thành viên ban quản lý một chung cư cao cấp ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cũng tất bật với "chiến dịch" phòng chống Covid – 19 cho hàng nghìn cư dân. Chung cư nằm trên đường Hoàng Đạo Thúy gồm ba tòa nhà có gần 100 người Hàn Quốc, Nhật Bản đang lưu trú. Phần lớn họ là nhân viên ngoại giao, chủ nhà hàng và quản lý cao cấp của doanh nghiệp.

Một tuần nay, công việc đầu tiên mỗi ngày của ông Khánh là nộp tập phiếu điều tra phục vụ phòng chống dịch cho cảnh sát khu vực phường Trung Hòa. Phiếu được in bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung, gồm những thông tin cơ bản như địa chỉ tạm trú, số điện thoại, quốc tịch, hộ chiếu, đến từ địa phương nào, ngày gần nhất nhập cảnh vào Việt Nam, đã được cư dân ngoại quốc điền đầy đủ thông tin. Công an phường giữ bản photo và ban quản trị tòa nhà giữ bản gốc.

Đầu tháng 2 khi dịch bùng phát ở Vũ Hán , việc điều tra thông tin được ghi chép bằng tay bởi tòa nhà chỉ có hơn chục khách Trung Quốc. Ông Khánh cùng bảo vệ, lễ tân đi gõ cửa từng căn hộ có người Trung Quốc để hỏi về lịch trình di chuyển. 5 khách đi từ vùng dịch đã thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày. Họ không ra khỏi chung cư và gọi đồ ăn mang đến tận phòng. Quá trình cách ly có sự giám sát của chính quyền, bảo vệ thông qua các camera đặt ở hành lang.

Từ đầu tháng 2, ông Hà Kim Thành có thêm một nhiệm vụ mới là kiểm tra thân nhiệt khách ra vào toà nhà, nhắc nhở họ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Việc này được thực hiện nghiêm ngặt hơn gần đây. Trong ca làm việc kéo dài 12 tiếng mỗi ngày, người bảo vệ già tiếp xúc với hơn trăm lượt khách, một nửa là cư dân ngoại quốc. Thông qua cuốn sổ ghi chép, ông nắm rõ họ tên, chứng minh nhân dân, ngày giờ ra, vào, nơi đến và mục đích đến của họ.

"Thân nhiệt từ 37 đến 37,5 độ C là mức cân nhắc, sẽ lưu lại sổ. Cao hơn 37,5 độ C là mức cảnh báo, hạn chế vào. Còn dưới 37 độ C được vào thăm người thân, dạy học, sử dụng dịch vụ bình thường", ông Thành nhắc lại thông tin được tập huấn.

Bốn ngày trước, một lái xe taxi cần lên phòng ở của khách để trợ giúp chuyển đồ. Sau hai lần đo thân nhiệt đều ghi nhận 37,6 độ C, ông Thành kiên quyết từ chối cho vào toà nhà. Vị khách lưu trú trong chung cư phải tự mình xách đồ xuống sảnh. Người bảo vệ chấp nhận bị phàn nàn vì sự bất tiện, nhưng "quy tắc phòng dịch không có ngoại lệ, phải kiên quyết để ngăn ngừa cho cộng đồng".

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Thấy thanh niên ngoại quốc bước vào sảnh của tòa nhà, ông Thành vội giơ tay ra dấu đo thân nhiệt, chỉ dẫn lấy nước sát khuẩn tay và bấm thang máy lên tầng 18. Khi bước ra hành lang, bắt gặp hai phụ nữ trong bộ đồ bảo hộ lao động đang dùng bình xịt phun khử trùng toàn bộ khu vực lối đi và tường nhà. Người thanh niên cúi đầu chào, giơ tay làm dấu "like". Cư dân tòa nhà, nhiều tuần nay đã quen với hình ảnh này.

Ông Thành không phải là người duy nhất của chung cư có thêm nhiệm vụ mới. Tổ vệ sinh 16 nhân viên chia làm hai ca sáng, chiều cũng được tập huấn phun dung dịch khử trùng cho toàn bộ hành lang và tường, thang máy của ba tòa nhà, mỗi tuần hai lần.

Hiện toà nhà chưa phát hiện cư dân Hàn Quốc nào đến từ vùng dịch và phải cách ly. Nhưng thi thoảng, ông Khánh vẫn nhận được điện thoại của người Việt Nam thông báo "chồng hàng xóm là người Hàn Quốc mới đi xa về". Kiểm tra thông tin, ông hồi đáp rằng trường hợp đó sang Việt Nam từ ngày mùng 4 Tết (28/1) khi Hàn Quốc chưa bùng phát dịch, qua 14 ngày sức khỏe vẫn bình thường và dặn dò cư dân "hãy yên tâm".

"Người Hàn Quốc ở đây đa số cư trú lâu dài, ít khách vãng lai. Họ hợp tác chứ không có phản ứng gay gắt", ông Khánh nói và cho hay việc kiểm soát thông tin của khách nước ngoài đơn giản bởi họ có hộ chiếu và khai báo nhập cảnh.

Ông mong dịch bệnh qua mau để khách lại lấp đầy các căn hộ trống. Với giá thuê khoảng 1.500 USD/tháng, lượng khách Hàn Quốc có thể chiếm gần trăm căn hộ trong tòa nhà thời điểm không có dịch.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Cầu Giấy có hơn 5.800 người ngoại quốc đang lưu trú và 50% trong số đó đến từ Hàn Quốc. Trung Hòa là phường tập trung dịch vụ biên dịch nhiều cư dân Hàn Quốc nhất quận Cầu Giấy, với gần 1.900 người. Công dân thuộc các nước đã ghi nhận dịch Covid-19 như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Italy... khoảng hơn 500 người.

Với quy mô hơn 53.000 dân sinh sống trên 51 tổ dân phố, trách nhiệm tham gia kiểm soát dịch bệnh khiến điện thoại của ông Nguyễn Hải, Phó chủ tịch phường Trung Hòa những ngày này không khi nào tắt.

Ông Hải phải luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận điện thoại, để cùng nhân viên y tế xuống nhà dân khi có phản ánh về những tình huống bất thường. Trong tuần, lực lượng y tế, công an và cán bộ ủy ban chia thành các tổ đi rà soát tình hình người nước ngoài cư trú, tinh thần là "không bỏ sót một thông tin nào". Hiện phường ghi nhận 53 người thuộc diện phải theo dõi sức khoẻ tại nhà do nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc từng đi qua Hàn Quốc.

Hơn 21h, trên "phố Hàn Quốc" ở khu đô thị Mễ Trì chỉ có vài thanh niên đi chơi đêm về với chiếc khẩu trang che kín mặt. Trong quán của Kim, khách ngồi kín 6 bàn tầng một và bỏ trống tầng hai. Người vợ bê đồ ăn, trong khi ông Kim đứng quầy tính tiền. Quản lý người Việt ở trong bếp nướng thịt. Cửa hàng 25 nhân viên phục vụ cắt giảm chỉ còn 10 người, chia hai ca làm việc. Từ đầu tháng hai, anh chàng quản lý đã phải đăng tin lên vài hội nhóm để hút thêm khách Việt. Ngày hôm qua (28/2), cửa hàng chỉ đón một bàn khách duy nhất, dù mở cửa từ 11h đến 22h đêm.

Dù doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song Kim dự định vẫn sẽ ở lại Việt Nam duy trì cửa hàng và tránh dịch. Ông không có ý định trở về Hàn Quốc trong thời gian này. "Tôi thấy an toàn khi ở đây", ông không biết người khác nghĩ thế nào, riêng ông cảm nhận cuộc sống vẫn trôi qua bình thường.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có trên 22.000 người Hàn Quốc, 9.000 người Nhật và hơn 2.000 người Trung Quốc sinh sống. Người nước ngoài thường lưu trú tại các chung cư cao cấp, tập trung nhiều nhất ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.

Tính đến 28/2, thành phố tiếp nhận hơn 2.700 người từ Hàn Quốc về sân bay Nội Bài. Hiện còn 2.023 người đến hoặc đi qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Hà Nội trong 14 ngày đang ở cộng đồng. Trong đó đi từ thành phố Daegu là 33 (21 người Việt và 11 người Hàn), từ khu vực Bắc Gyeongsang là 19 người (11 người Việt và 8 người Hàn).

Thanh Lam - Hoàng Phương

Thanh Uyên: 'Vợ chồng tôi hạnh phúc dù không sinh con'

Chung Vũ Thanh Uyên sinh năm 1976, là gương mặt quen thuộc của sàn diễn thập niên 1990. Cô từng đoạt giải Á hậu cuộc thi Hoa hậu Áo dài năm 1995 (Đàm Lưu Ly đăng quang). Sau đó, cô cùng Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi, Minh Anh thành lập tứ ca Ngẫu nhiên - nhóm nhạc do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đặt tên. Đầu thập niên 2000, cô rút khỏi làng giải trí, đi du học ngành tài chính - ngân hàng và lập nghiệp ở Hong Kong (Trung Quốc), Singapore. Năm 2019, cô về nước, sống cùng chồng - một doanh nhân Singapore - tại TP HCM.

- Cuộc sống của chị ra sao sau một năm về nước?

Sắc vóc tuổi 44 của Á hậu Thanh Uyên. Ảnh: Quỳnh Nguyễn.

Sắc vóc tuổi 44 của Á hậu Thanh Uyên. Ảnh: Mina Chung.

- Tôi về nước sống vì chồng chuyển công tác sang Việt Nam. Ngày đầu, tôi lấy xe máy chạy một vòng thăm lại Sài Gòn. 18 năm rời quê nhà, khi trở về, tôi bỡ ngỡ trước nhiều thay đổi. Sáu tháng đầu, tôi khá hụt hẫng vì đột ngột bỏ công việc ngân hàng đang phát triển ở Singapore. Nhưng nhìn chung, tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại: được ăn món Việt mỗi ngày, ở cạnh người chồng gắn bó suốt hơn 20 năm, cha mẹ vẫn khỏe mạnh. Tôi không mưu cầu gì hơn thế.

- Vợ chồng chị đồng hành thế nào hơn 20 năm qua?

- Trước khi gặp anh, tôi trải qua vài mối tình không thành, từng giam mình trong phòng vì những mộng mơ tan vỡ của tuổi trẻ. Chúng tôi quen nhau năm 1996, khi đó tôi hoạt động trong làng giải trí. Anh hơn tôi 15 tuổi. Lúc mới gặp, anh hỗ trợ tôi học tiếng Anh vì ngoại ngữ của tôi còn bập bõm. Hai năm sau, chúng tôi thành đôi rồi làm giấy đăng ký kết hôn ở Singapore. Có thời gian, tôi yêu xa khoảng 10 năm, vì tôi học ở Mỹ còn chồng làm việc tại Hong Kong.

Anh luôn giúp tôi học hỏi mỗi ngày. Với nhiều cặp vợ chồng khác, những câu chuyện hàng ngày họ trao đổi thường là nuôi dạy con cái. Chúng tôi không sinh con nên chủ đề trò chuyện đa phần về công việc. Anh tư vấn cho tôi những kiến thức còn yếu trong các dự án tài chính, quản lý nhân viên... Chúng tôi tranh luận theo kiểu "agree to disagree", tức chấp nhận khác biệt của đôi bên. Hôn nhân chúng tôi bền vững nhờ cách cả hai học tập từ chính bạn đời. Anh đóng góp đến 50% thành công trong sự nghiệp của tôi.

Vợ chồng Thanh Uyên đam mê các môn thể thao mang tính vận động .

Vợ chồng Thanh Uyên đam mê các môn thể thao phối hợp. Ảnh: Mina Chung.

- Vì sao anh chị không sinh con?

- Chúng tôi đồng thuận điều này từ khi cưới nhau. Lý do có thể là tôi không cảm nhận được bản thân có nhu cầu làm mẹ. Ngoài ra, tôi sinh ra trong một gia đình khó khăn, đông con, từng chứng kiến cha mẹ chật vật mưu sinh. Tôi tự nhủ nếu sau này thành đạt sẽ lo lại cho đấng sinh thành thay vì dốc sức nuôi dạy con, lặp lại bước đường của cha mẹ. Chồng tôi đồng tình và bảo sau này nếu cần sẽ xin con nuôi. Thỉnh thoảng, anh nói vui: "Nếu không sinh con, vợ chồng mình không cần phải làm thêm 18 năm để nuôi con".

- Vì sao thuở trước chị rời khỏi ngành giải trí?

- Tôi đi du học theo tâm nguyện của gia đình. Bố mẹ tôi dang dở giấc mơ học hành nên luôn dặn con cái phải tốt nghiệp đại học. Tôi mang theo một mơ ước đơn giản: giúp gia đình kiếm thật nhiều tiền. Sau thời gian học lập trình viên ở Mỹ, tôi chọn chuyển sang ngành tài chính ở Hong Kong, làm cho một ngân hàng toàn cầu của Mỹ. Làm ở đó sáu năm, tôi tiếp tục qua Singapore, cũng theo ngành quản lý tài chính.

Thanh Uyên (phải)

Thanh Uyên (phải, hàng giữa) bên các thành viên nhóm Ngẫu nhiên: Trịnh Kim Chi (trái, hàng giữa), Trương Ngọc Ánh (phải, hàng dưới), Hà Kiều Anh (trái, hàng dưới), Minh Anh (hàng trên). Ảnh: Mina Chung.

- Nhìn những đồng nghiệp một thời như Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi... thành công trong nghệ thuật, chị thấy sao?

- Trong đời, ai cũng từng đứng trước ngã ba đường buộc phải lựa chọn. Nhiều lúc nhìn lại, tôi tự hỏi, nếu không rời tứ ca Ngẫu nhiên, cuộc đời mình sẽ ra sao. Thỉnh thoảng, tôi vẫn so sánh bản thân với Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi... Rồi tôi nhận ra, hướng đi hiện tại vẫn phù hợp với đam mê của mình nhất. Tôi chưa bao giờ nghĩ làm nghệ thuật là một điều phiên dịch gì đó lâu dài, chỉ là sở thích tạm thời. Lúc đó, gia đình còn chật vật, tôi đi diễn chủ yếu để giúp bố mẹ. Ngay cả chuyện rời khỏi nhóm hát, tôi cũng đã dự định từ đầu. Quan trọng hơn, tôi nghĩ mình không có năng khiếu nghệ thuật, mọi thứ chỉ là duyên số đưa đẩy. Tôi nhớ có lần, quay MV, khi camera lấy cận mặt tôi, đạo diễn phải tăng thêm hiệu ứng hậu kỳ để tạo cảm xúc hơn vì diễn xuất của tôi khá "đơ".

Sau khi tôi đi, Ngô Thanh Vân vào thay, nhóm cũng đi hát một thời gian mới tan rã. Tôi mừng vì giờ ai cũng thành đạt, viên mãn. Tôi vẫn giữ liên lạc với các thành viên cũ. Ở Singapore, tôi và cựu người mẫu Minh Anh giữ tình bạn thân suốt chục năm qua.

MV Baby one more time - nhóm Ngẫu nhiên
 
 
MV "Baby one more time" - nhóm Ngẫu nhiên

MV "Baby one more time" (lời Việt: Quốc Bảo) - nhóm Ngẫu nhiên. Video: Youtube.

- Chị còn dự định gì ấp ủ trong tương lai?

- Gần đây, tôi làm đại sứ cho một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, chuyên tư vấn kiến thức quản lý tài chính cho phái nữ theo kế hoạch dài hạn: 5 năm, 10 năm... Ở tuổi ngoài 40, tôi muốn tận dụng điều đã học vào những dự án mang tính cộng đồng.

Tôi còn có tình yêu lớn với vật nuôi. Ở nhà, vợ chồng tôi nuôi một chú chó, cưng như con mình vậy. Thời gian rảnh, tôi và một số tình nguyện viên ở Việt Nam đi cứu chó, mèo bị bạo hành. Nghe thú nuôi nào sắp bị bỏ rơi, chúng tôi tìm đến, thương lượng với chủ nhà, sau đó kiếm người nuôi dưỡng. Về lâu dài, tôi muốn lập một hội, nhóm chuyên giải cứu vật nuôi.

Mai Nhật

Thanh niên lang thang đột nhập rồi tự xưng là chủ biệt thự, cho người đánh 3 xe tải tháo nội thất đem bán

Thông tin từ Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngày 28/2, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Tiên Du đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Thịnh (26 tuổi, trú xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về tội "trộm cắp tài sản".

Theo điều tra ban đầu, anh Nguyễn Mạnh Tùng (43 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có căn biệt thự nhà vườn ở thôn Núi Móng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Do tính chất công việc nên gia đình anh Tùng cư trú tại Hà Nội, căn biệt thự không có người ở trong thời gian dài.

Quan sát và nắm được quy luật sinh hoạt của nhà anh Tùng, Nguyễn Văn Thịnh đã đột nhập, trộm cắp đồ nội thất trong căn biệt thự.

Khoảng 1h ngày 18/2, Thịnh đập vỡ cửa ô thoáng nhà vệ sinh tầng 1 ngôi biệt thự nhà anh Tùng để đột nhập vào trong. Tại đây, gã thanh niên dùng điện thoại chụp lại toàn bộ đồ nội thất trong nhà rồi rao bán trên mạng.

Thanh niên lang thang đột nhập rồi tự xưng là chủ biệt thự, cho người đánh 3 xe tải tháo nội thất đem bán - Ảnh 2.

Số nội thất bị thu giữ.

Để tiện cho phiên dịch việc vận chuyển đồ đi tiêu thụ, Thịnh giả vờ mình chính là chủ nhà, đối tượng dùng kìm cộng lực cắt khóa cửa từ bên trong và thay bằng ổ khóa mình mang theo.

Sau khi thỏa thuận được giá cả qua mạng, gã thanh niên cho bên thu mua địa chỉ ngôi biệt thự.

Sáng hôm sau, Thịnh mở cổng cho bên thu mua tháo dỡ, vận chuyển toàn bộ đồ nội thất lên 3 xe ô tô tải chở về Hà Nam tiêu thụ thì bị người dân và lực lượng công an phát hiện, bắt quả tang.

Hiện số toàn bộ tang vật trong vụ án đã bị thu hồi, trao trả cho gia đình bị hại.

Với thủ đoạn tương tự như trên, trong tháng 1/2020, Nguyễn Văn Thịnh còn gây ra 2 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thôn Đồng Xép, xã Hoàn Sơn.

Bản thân Thịnh là đối tượng không nghề nghiệp, thường xuyên đi lang thang.

MC Lại Văn Sâm: Tôi tủi thân vì 12 năm trở về không một nơi nào nhận

Vừa qua, trên kênh ALO Media Entertainment đã đăng tải một phiên dịch clip quay lại trích đoạn của chương trình Cơ hội cho ai, do MC Lại Văn Sâm dẫn dắt.

Trong clip, MC Lại Văn Sâm trải lòng khi chứng kiến cảnh các "sếp" của những công ty, tập đoàn lớn phỏng vấn chàng trai Nguyễn Xuân Kiệt về làm việc. Anh nghẹn ngào nói:

"Có những câu chuyện dù không liên quan tới tôi, nhưng lại khiến tôi nhớ đến những kỷ niệm của mình. Những kỷ niệm này khiến tôi tủi thân lắm.

Tôi nhớ, năm 1981, tôi trở về nước sau một thời gian du học tại Nga, mới chỉ 24 tuổi. Lúc đó, tôi còn rất trẻ và phải đi xin việc, nhưng lại không có những cơ hội tuyển chọn, phỏng vấn như bây giờ.

MC Lại Văn Sâm: Tôi tủi thân vì 12 năm trở về không một nơi nào nhận - Ảnh 1.

Tôi học đại học đến 6 năm ở Nga, nhưng về lại không được phân công công việc. Không có một cơ hội nào cho tôi khi xin việc trong nước, nên tôi phải trở lại Nga để đi làm.

Tới năm 1987, tôi lại về nước. Khi ấy, tôi đã 30 tuổi. Sau 12 năm tại Nga trở về, vẫn không một nơi nào nhận tôi. Tôi vô cùng tủi thân.

Đột nhiên một hôm, có một anh bạn giới thiệu tôi đến một cơ quan nọ mà tôi không tiện nói tên. Anh bạn đó nói cơ quan này đã tuyển người biết tiếng Nga.

Tôi hăm hở lắm, chỉ mong được nhận để được vào biên chế nhà nước. Thời kỳ đó, nếu không được vào biên chế chỉ có vất đi.

Lúc tôi đến cơ quan đó, có một ông già lớn tuổi tiếp tôi. Ông ấy bật cái đài Hoa Sen (một loại đài radio) lên và bảo tôi dịch trực tiếp chương trình thời sự của Nga đang phát.

Tôi sung sướng lắm vì được thực hành ngay kỹ năng của mình. Với tôi lúc đó, việc dịch một bản tin thời sự 30 phút là chuyện bình thường. Tôi ngồi cắm cúi dịch, nhưng chỉ sợ sai, sợ phạm chính trị, lo lắng lắm.

MC Lại Văn Sâm: Tôi tủi thân vì 12 năm trở về không một nơi nào nhận - Ảnh 3.

Dịch xong thì người đàn ông đó bảo tôi cứ về đi. Lúc tôi đi xuống sân, anh bạn kia nói thẳng vào mặt tôi: "Mày ngu lắm, sao không kể cho ông ấy một câu chuyện cười. Ông ấy có biết tiếng Nga đâu".

Bây giờ, tôi đứng đây và cảm thấy tủi thân vô cùng khi đứng trước các sếp, các giám đốc.

Tôi tủi thân vì thấy có quá nhiều vị sếp, giám đốc làm ăn lớn, chủ quản công ty to đang ngồi tạo cơ hội cho một chàng trai. Ngày xưa, tôi đâu được ai tạo cơ hội để thử việc như thế này".

Được biết, MC Lại Văn Sâm từng có thời gian dài học tập và làm việc tại Nga, nhưng đến khi về nước lại không nhận được công việc như mong muốn. Anh từng phải phụ mẹ vợ bán hàng tại chợ Đồng Xuân suốt một năm trời.

Man United thắng 5-0 trong ngày "người về từ Trung Quốc" tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại

Trận hòa bạc nhược trên sân khách trước Club Brugge hóa ra đã nằm trong tính toán của HLV Solskjaer. Nhà cầm quân người Na Uy muốn giữ gìn lực lượng để bung sức trong trận lượt về tại "thánh địa" Old Trafford. Và chiến lược ấy của Solskjaer đã thành công một cách mĩ mãn.

Đón tiếp Club Brugge, Quỷ đỏ sớm có lợi thế lớn khi Simon Deli nhận thẻ đỏ rời sân vì dùng tay cản bóng trong vòng cấm địa ngay phút thứ 23. Trên chấm 11m, Bruno Fernandes thực hiện thành công đưa Man United dẫn trước 1-0.

Man United thắng 5-0 trong ngày người về từ Trung Quốc tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại - Ảnh 1.

Bruno Fernandes đang thăng hoa

Kể từ thời điểm này, trận đấu hoàn toàn trở thành một chiều. Đội chủ sân Old Trafford thoải mái phô diễn các đòn tấn công, trong khi Club Brugge chỉ có thể chịu trận.

Phút 34, Ighalo - chân sút vừa từ Trung Quốc chuyển về Man United trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông - ghi bàn thắng đầu tiên dưới màu áo Quỷ đỏ. Một tình huống phối hợp nhuần nhuyễn, Bruno Fernandes bấm bóng cho Mata, Mata chuyền như dọn cỗ để Ighalo lập công.

Man United thắng 5-0 trong ngày người về từ Trung Quốc tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại - Ảnh 2.

Niềm vui của Ighalo

Những phút tiếp theo, lần lượt Scott McTominay rồi Fred (2 bàn) chọc thủng lưới đội khách. Suốt 90 phút, Club Brugge không tung nổi bất cứ cú dứt điểm trúng đích nào về phía khung thành Man United.

Thắng 5-0 trên sân nhà và 6-1 chung cuộc, Quỷ đỏ thẳng tiến vào vòng 1/8 Europa League. Cơ hội vô địch của họ đang rộng mở hơn khá nhiều khi hàng loạt ứng cử viên khác sảy chân.

Man United thắng 5-0 trong ngày người về từ Trung Quốc tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại - Ảnh 3.

Man United có chiến thắng mĩ mãn

Trên sân nhà, Arsenal không tận dụng được lợi thế dù đã thắng Olympiacos 1-0 ngay tại sân khách ở lượt đi. Pháo thủ thành London để thua 0-1, khiến cuộc đọ sức phải bước vào hiệp phụ. Tại đây, Aubameyang đưa Arsenal dẫn 2-1. Song bàn gỡ của Youssef El Arabi ở phút 119 khiến đội chủ sân Emirates bị loại theo luật bàn thắng sân khách.

Man United thắng 5-0 trong ngày người về từ Trung Quốc tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại - Ảnh 4.

Arsenal chia tay Europa League

Ajax, CLB mùa trước còn nổi đình nổi đám tại Champions League, cũng đã nói lời chia tay Europa League. Nhà vô địch Hà Lan thắng 2-1 Getafe ở lượt về nhưng thua chung cuộc 2-3.

Kết quả chi tiết vòng 1/16 Europa League (đội in đậm lọt vào vòng 1/8, đội đứng trước đá lượt đi trên sân nhà):

bxh



3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang 50

Những năm 80 - 90, nếu bạn là một người đam mê dòng phim truyền hình Hong Kong thì chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với cái tên Lê Tư . Cô nổi tiếng là một trong những nữ diễn viên triển vọng của làng điện ảnh Hong Kong. Trong đó, vai diễn Triệu Mẫn của Ỷ Thiên Đồ Long Ký (2000) hay Ngọc Doanh của Thâm Cung Nội Chiến (2004) đều là những bộ phim giúp tên tuổi Lê Tư được săn đón nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Lê Tư lại bất ngờ tuyên bố giải nghệ và kết hôn với đại gia Mã Đình Cường. Sau đó, Lê Tư tập trung chăm sóc gia đình nhỏ và chuyển sang làm kinh doanh hỗ trợ gia đình.

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang U50 - Ảnh 2.

Điều đáng nói là thời gian có trôi qua nhiều năm thì Lê Tư vẫn khiến người hâm mộ phải kinh ngạc vì khả năng giữ gìn nhan sắc tuyệt vời. Trải qua 3 lần sinh nở, Lê Tư vẫn sở hữu body thon gọn cùng khuôn mặt chuẩn V-line căng mịn. Nhìn cô thì chẳng ai nghĩ đã sắp bước sang độ tuổi ngũ tuần. Và để duy trì được sắc vóc của mình dài lâu như vậy, Lê Tư thường chăm chỉ thực hiện những thói quen sau đây mỗi ngày.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, phương pháp nấu ăn đơn giản

Lê Tư từng chia sẻ rằng, cô thường sử dụng các phương pháp nấu ăn đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, Lê Tư sẽ hạn chế việc sử dụng gia vị và luôn chọn những loại thực phẩm tươi, chưa qua chế biến.

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang U50 - Ảnh 3.

Theo đó, một bữa ăn điển hình giúp Lê Tư duy trì vóc dáng thon gọn bao gồm:

- Bữa sáng: Sữa đậu nành không đường + 1 bát bột yến mạch nhỏ.

- Bữa trưa + tối: 1 bát cơm trắng nhỏ + 1 đĩa thịt nạc + 1 đĩa rau xanh.

- Bữa nhẹ: 3 lát bánh sandwich hoặc 1 quả táo.

Chú ý đến việc chống dịch vụ biên dịch nắng trước khi ra đường

Trước khi ra đường, Lê Tư thường mang theo một chai xịt dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên. Khi ngồi trong phòng điều hòa, cô cũng rất chú trọng tới việc dưỡng ẩm cho da để ngăn ngừa các nếp nhăn xuất hiện. Ngoài ra, Lê Tư cũng rất coi trọng tới việc bôi kem chống nắng khi ra ngoài nắng.

Nàng "Triệu Mẫn" cho biết, việc để làn da tiếp xúc với tia cực tím lâu có thể làm tăng các gốc tự do, gây lão hóa sớm.

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang U50 - Ảnh 4.

Uống nhiều nước

Điều cuối cùng mà Lê Tư muốn nhấn mạnh chính là thói quen uống nhiều nước. Cô nàng cho biết, việc uống nhiều nước có thể cung cấp độ ẩm và giúp làn da được cấp nước kịp thời, từ đó tăng hiệu quả đào thải độc tố, giúp làn da mịn màng, tươi sáng hơn.

Source (Nguồn): Girlstyle

Nam diễn viên "lột xác" thành hot boy sau khi bị bạn bè bắt nạt vì quá béo, ngắm ảnh tốt nghiệp đố fangirl nào nhận ra!

Từ lâu việc đọ sắc thông qua những bức hình tốt nghiệp đã được xem là một trong những phép thử nhằm đánh giá đẳng cấp nhan sắc của dàn sao Hàn đình đám. Bởi thời đó ai cũng ngố ngô quê quê, các đường nét trên khuôn mặt hầu như đều nguyên vẹn nhất. Không trang điểm, không diện quần áo lộng lẫy, chắc hẳn những kiểu ảnh ngố tàu xa xưa sẽ trở thành tấm ảnh quý không chỉ với bản thân ngôi sao mà còn với cả fandom.

Mới đây, dân mạng được dịp phát cuồng trước hình ảnh tốt nghiệp cấp 3 của Kang Ha Neul . Gương mặt điển trai cùng đôi mắt sáng khiến anh chàng được nhiều người nhận xét giống y chang "hoàng từ bước ra từ truyện tranh". Không ngạc nhiên khi Kang Ha Neul luôn nằm trong top các mỹ nam được yêu thích nhất điện ảnh Hàn.

Nam diễn viên lột xác thành hot boy sau khi bị bạn bè bắt nạt vì quá béo, ngắm ảnh tốt nghiệp đố fangirl nào nhận ra! - Ảnh 1.

Ảnh tốt nghiệp điển trai đúng kiểu hot boy "thanh xuân vườn trường" của nam diễn viên.

Nam diễn viên lột xác thành hot boy sau khi bị bạn bè bắt nạt vì quá béo, ngắm ảnh tốt nghiệp đố fangirl nào nhận ra! - Ảnh 2.

Vẻ thư sinh, điển trai của Kang Ha Neul khiến bao nữ sinh cùng khóa phải xao xuyến.

Thời đi học, Kang Ha Neul từng nặng đến 100 kg và mắc triệu chứng sợ xã hội. Đó cũng là thời điểm, nam diễn viên là nạn nhân của bạo lực học đường vì ngoại hình không đẹp mắt. Điển hình là lúc dịch vụ biên dịch anh chuẩn bị dùng bữa trưa thì bất ngờ nhìn thấy mẩu giấy với dòng chữ gây tổn thương: " Tao đã ăn bữa trưa của mày, nếu không thì mày sẽ mập lên nữa ". Sau đó nam diễn viên đã vô cùng đau khổ và lao ngay vào tập luyện để mong có được thân hình thon gọn như bao người.

Ít ai biết rằng anh chàng Kang Ha Neul từng bị bắt nạt thời đi học vì ngoại hình quá khổ.

Kang Ha Neul ngày càng khiến "mọt phim" Hàn mê mệt bởi tài năng diễn xuất và gu chọn phim nào nổi phim đấy. Từ núp dưới cái bóng của Lee Min Ho trong bộ phim The Heir, anh chàng vươn lên trở thành "trai quê quốc dân" với bảo chứng miễn nhiễm scandal đời tư. Kang Ha Neul còn chứng minh anh là một nghệ sĩ đa tài khi tham gia thể hiện một số bản nhạc phim. Với bộ phim bom tấn "When the Camellia Blooms" gây sốt xứ Hàn năm ngoái, người hâm mộ đang rất mong đợi những dự án tiếp theo của nam diễn viên.

"Trai quê quốc dân" của điện ảnh Hàn.

Ít ai biết rằng anh chàng từng là nạn nhân của bạo lực học đường và mắc chứng sợ xã hội.

Hiện tại, Kang Ha Neul là bảo chứng rating cho các tác phẩm điện ảnh anh chàng góp mặt.